NIỀM VUI CỦA NGƯỜI NHẬN : HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI CHO
( Ghi lại từ chuyến công tác từ thiện của Ban BAXH-CARITAS Gx Thanh Đức)
Hằng năm mỗi độ Hè về, khi các em học sinh, sinh viên, các viên chức ... được rãnh rang đôi chút, các Đoàn thể trực thuộc Ban Bác ái Xã hội - Caritas Giáo xứ Thanh Đức theo "thông lệ" thường tổ chức các chuyến về với anh chị em đang gặp cảnh đói nghèo, bất hạnh, khổ đau... ở các vùng xa vùng sâu khắp Miền Trung.
Năm nay, Đoàn chúng tôi đến Thôn A Diên, Xã A Ngo, Huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên - Huế, qua sự giới thiệu và hướng dẫn của Cha Trần Đình Toàn, Quản xứ Sơn Thủy và Sr. Maria Tào Thị Ảnh thuộc Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế vào 02 ngày 24&25/8/2013. Nhân tiện, chúng tôi xin sơ lược đôi nét về nơi Đoàn đến thăm đợt này:
A Lưới là huyện miền núi nằm phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên - Huế, giáp biên giới Lào. Dân cư khoảng 48.400 người, 85% là dân tộc thiểu số (phần lớn là dân tộc Pacoh, Tà ôi, Pahy và Cờtu), trong đó có gần 2.000 người khuyết tật.
Người dân ở đây sống bằng nghề nương rẫy, làm ruộng, chăn nuôi nhỏ và làm thuê. Đời sống rất khó khăn, đặc biệt người khuyết tật. Họ thường không đủ ăn, thức ăn của họ chẳng có gì, nhiều gia đình không có giường để nằm, ngay cả cái thùng chứa nước cũng không có, Người khuyết tật ở đây chưa được thăm viếng, chăm sóc và phục hồi chức năng.
Các em nhỏ không có xe đạp đi học, thiếu sách vở, ăn uống thiếu thốn, mùa đông không có áo ấm, không đủ chăn đắp.
Sau khi xe vượt qua khá nhiều đoạn đường vất vả, chúng tôi cũng đến được nơi cần đến. Một ít thủ tục chào hỏi, giới thiệu được thông qua nhanh chóng, chúng tôi tiến hành ngay công việc thăm hỏi và phân phát quà cho một số gia đình.
Trước tiên chúng tôi đến nhà Cộng đồng Thôn A Diên, nơi một số gia đình rất nghèo đang tập trung ở đó để trao quà.
Tiếp đến, chúng tôi cùng đi thăm một số gia đình nghèo có người tàn tật và những gia đình neo đơn nằm rải rác khắp Xã A Diên cô quạnh gần biên giới Việt Lào.
Để lại cho chúng tôi những hình ảnh ấn tượng nhất là khi chúng tôi thăm, sinh hoạt và tặng quà cho các em thiếu nhi trong làng. Người ta thường nói đến sự cách biệt quá lớn giữa giàu và nghèo, giữa nông thôn và thành thị, giữa những nơi hẻo lánh xa xôi và đồng bằng trù phú xa hoa..., nhưng có đến những nơi vùng xa vùng sâu này, ta mới cảm nhận được hết sự cách biệt khủng khiếp của người dân những nơi đây với phần còn lại của đất nước. Trên cả cái thiếu ăn thiếu mặc, thiếu học thiếu hành, nỗi bất hạnh lớn lao mà mọi người cảm nhận là hầu như mình ... bị bỏ rơi quá lâu.
Những món quà không nhiều dù thiết yếu mà chúng tôi mang đến, thật sự mang lại cho người dân nơi đây một niềm vui lớn lao, đặc biệt là các em nhỏ. Trong chúng tôi dậy lên lòng thương cảm sâu xa, và thầm nghĩ : "Niềm vui của người nhận chính là hạnh phúc của người cho" và "chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh" vậy.
Chia tay A Diên trong niềm bùi ngùi, thương yêu vô hạn. Chúng tôi biết rằng mình còn phải luôn " Ra đi phục vụ. Đừng sợ ! " như Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi toàn thể Hội Thánh, cách riêng các bạn trẻ khắp hoàn cầu.
Tạ ơn Chúa vì tất cả là hồng ân.
Xin cám ơn các ân nhân đã rộng lòng giúp đỡ vật chất, lời cầu nguyện để chúng tôi có được cơ hội yêu thương và phục vụ người nghèo khổ như ý Chúa muốn.
"Lạy Chúa, mỗi khoảnh khắc qua đi là mỗi tiếng gọi âm thầm Chúa gởi đến cho chúng con. Mỗi cử chỉ đẹp chúng con làm cho anh em là một ánh sao dẫn đường cho chúng con đến gần Chúa hơn. Xin cho chúng con luôn nhận ra Chúa đang đến, qua những việc bác ái chúng con dành cho những người anh em khốn khỏ ở huyện miền núi này". Amen
nguyenhungdung
ta mới cảm nhận được hết sự cách biệt khủng khiếp của người dân những nơi đây với phần còn lại của đất nước. Trên cả cái thiếu ăn thiếu mặc, thiếu học thiếu hành, nỗi bất hạnh lớn lao mà mọi người cảm nhận là hầu như mình ... bị bỏ rơi quá lâu.
Trả lờiXóađọc qua tường thuật của bạn nguyễn hùng Dũng,mình rất tâm đắc với tâm tình,suy tư của bạn.
cuộc sống ngày nay con người cứ mãi chạy theo những nhu cầu,rồi nhu cầu nảy sinh nhu cầu,không có điểm stop.
hình ảnh buôn làng trong rừng sâu heo hút,
cũng là con người như chúng ta ,thế sao họ phải mang thân phận bần cùng đến thế!
Cái ăn ,cái mặc thời này đâu phải là chuyện để đề cập ở thành thị
nơi thành thị người ta chạy theo những sơn hào,mỹ vị ,mặc theo mode để thể hiện đẵng cấp trong xã hội .mấy ai chịu khó tìm đến những nơi heo hút này để thêm bận lòng .không khéo những người âm thầm đến đó lại bị gán ghép cho cái tội "pharisieu hoặc là bôi xấu "
Suy nghĩ của mình là:làm sao giúp họ cải thiện được chừng mực nào đó một cách bình thường thôi,mà về lâu về dài,chứ không phải để lại khoảnh khắc ,là kỷ niệm, là dấu ấn.
Đồng ý là những buôn làng như thế nhiều,nhiều lắm,làm sao chúng ta cáng đáng làm được hết??,trước mặt chúng ta tận dụng hết sức mình,nguồn lực thì chúng ta ăn xin,làm được nơi nào hay đến đó,làm đến nơi đến chốn,có hiệu quả.
qua tapviethangngay mình đang chuyển tải,liên kết để đánh động tấm lòng bà con ,hy vọng sự đánh động nầy lay động được những tâm hơn bác ái ,việc lâu dài chúng ta trước hết phản ành đến bà con ta để cùng chia sẻ.
Rất chân thành cám ơn những chia sẻ của Trem Song Han.
Xóa