Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

THỨ SÁU TUẦN THÁNH 
TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ



SỰ THẬT ĐANG BỊ BÁCH HẠI
Thứ Sáu Tuần Thánh (Ga 18,1-19,42)
Hôm qua, thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta được nghe Tin Mừng Gioan công bố sự thật trọng đại, đó là Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến cùng, đặc biệt qua hành vi cúi xuống rửa chân và hiến trao thân mình trên thánh giá, tiếp tục giữa Hội Thánh trong hiến tế trên bàn thờ. Thì hôm nay, phụng vụ của Thứ Sáu tuần thánh trình bày cho chúng ta rõ, sự thật Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến cùng là sự thật đến từ Thiên Chúa, sự thật này đang bị bách hại, bị người ta chối bỏ và loại trừ trên thập giá.
1. Sự thật đến từ Thiên Chúa đang bị bách hại
Sự thật trọng đại Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến cùng bắt nguồn từ Thiên Chúa là Đấng chân thật, nên con người không có thể thay đổi sự thật ấy; trái lại, sự thật thay đổi chúng ta. Đứng trước một số đông người hy vọng THĐGM thế giới về gia đình năm 2015 sẽ có một thay đổi về tín lý để người Công giáo có thể ly dị và tái hôn, ĐHY Sarah đã khẳng định rằng, điều đó “sẽ không bao giờ xảy ra, vì tín lý không tùy thuộc bất cứ ai, nhưng chỉ thuộc về Chúa Ki-tô.” Vì Ngài là Đường, là sự sống và là sự thật, nên những lời Ngài dạy là sự thật, không ai có thể thay đổi sự thật. Cũng vậy, sự thật Chúa Giê-su Ki-tô yêu thương chúng ta đến cùng có giá trị trong quá khứ, lẫn hiện tại và trong tương lai, dù loài người có đón nhận hay không, Chúa Giê-su Ki-tô vẫn là Chúa Giê-su Ki-tô, sự thật vẫn là sự thật. ĐTC Benedicto đã khẳng định, sự thật không do đám đông bỏ phiếu quyết định, nhưng thuộc về Thiên Chúa và sự thật thay đổi chúng ta.
Hôm nay, Tin Mừng công bố sự thật trọng đại, đó là Chúa Giê-su yêu thương chúng ta đến cùng đang trần trụi trong dáng vẻ của một con người bị treo trên thánh giá vì đang bị thế giới bách hại, chối bỏ. Thử hỏi, trong số những người đi theo Chúa trên con đường thánh giá và những người đứng dưới chân thánh giá hôm ấy có mấy ai dám nhìn nhận Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa vinh quang mà Thánh Kinh đã báo trước, dẫu rằng khi giơ tay lên đồng thuận đóng đinh Chúa vào thập giá lòng họ ngượng ngùng trước sự thật Chúa Giê-su vô tội? Có mấy người dám nói lên sự thật Giê-su đó là Thiên Chúa yêu thương họ đến cùng, có mấy người dám bênh vực Chúa? Người ta bênh vực những người có quyền thế chứ có mấy ai bênh vực người nghèo, người cô thế cô thân? Người ta hùa theo kẻ mạnh võ trang, mấy ai đứng về phía sự thật để lên tiếng thay cho người thấp cổ bé họng? Người ta ra roi quất vào một người hiền lành thánh thiện chứ có mấy ai dám lên tiếng ngăn cản băng đảng “đầu gấu”, “xăm trổ vằn vện”? Người ta tha hồ mắng mỏ, ném đá và bách hại Giáo Hội và người của Giáo Hội, chứ mấy ai lên tiếng bênh vực Giáo Hội và những anh chị em đang phục vụ Giáo Hội? Bởi, Chúa Giê-su, Giáo Hội, những người phục vụ Giáo Hội, những người nghèo của Thiên Chúa không hề dùng bạo lực, trong lúc những người theo sự dữ là một đám đông bạo lực đang hò hét say máu.
Tuy nhiên, sự thật vẫn là sự thật. Thiên Chúa yêu thương con người đến mức trần trụi trên thánh giá là sự thật mà Thiên Chúa công bố hôm nay. Trời đất có qua đi, nhưng sự thật vẫn không thay đổi. Người ta có chối bỏ người nghèo trong xã hội, không phải vì thế mà không có người nghèo hay người nghèo biến mất. Người nghèo vẫn có đó. Tương tự, người ta có phủ nhận Thiên Chúa cách nào đi nữa, thậm chí gạt bỏ thánh giá của Ngài xuống, Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa đang yêu thương con người. Ngược lại, những ai đang tìm cách hủy diệt sự thật ấy nơi tâm hồn của mình hay đang tìm cách làm trọng thương hay hủy diệt Giáo Hội và những người thuộc về Giáo Hội là thân thể Chúa Ki-tô, đang tìm cách quay lưng với sự thật cách này hay cách khác, họ sẽ phải đối diện với lời chất vấn của Chúa Giê-su: “nếu tôi nói sai, sai ở chỗ nào? Nếu tôi nói đúng, sao lại đánh tôi?” Họ phải đối diện với tiếng chất vấn của Chúa trong sâu thẳm lương tâm của họ như thế: “tôi nói đúng, sao lại đánh tôi?”
ĐTC Bnedicto XVI đã nói [trong dịp kỷ niệm 10 năm phong chân phước cho Gianxinta và Phanxico (2010)], một dân tộc không muốn biết đâu là sự thật của dân tộc mình, thì cuối cùng dân tộc đó cũng đánh mất chính mình. Nói cách khác, một thế giới cho dù đầy dẫy những thiên tài, nhưng lại chối bỏ sự thật, thì chẳng hơn gì một thế giới đầy dẫy những kẻ khờ khạo không có khả năng nhận biết sự thật. Một con người mà chối bỏ sự thật thì cũng đánh mất chính mình như thế. Có ai bảo đảm giữa Ki-tô hữu không hề có ai chối bỏ Chúa và căn tính Ki-tô hữu của mình khi viết xuống dòng chữ không tôn giáo trên các giấy tờ liên hệ? Có ai bảo đảm giữa Ki-tô hữu không hề có ai chối bỏ Chúa và căn tính Ki-tô hữu của mình khi dửng dưng với Chúa và Hội Thánh, khi buông thả trong tội lỗi? Chối bỏ sự thật căn tính Ki-tô hữu của mình là đánh mất chính mình, là chối bỏ Chúa, là đang bách hại sự thật, là đang tra tấn Hội Thánh.
Hôm nay khi suy tôn thánh giá, Thiên Chúa công bố cho chúng ta sự thật trọng đại Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến cùng trên thánh giá. Trong cuộc khổ nạn và trên thánh giá, Chúa Giê-su là Sự Thật đang bị bách hại, đang bị đóng đinh. Đứng trước Philato và đám đông gương mặt đàng đằng sát khí đang khủng bố Ngài, khủng bố Sự Thật, Chúa Giê-su vẫn công bố Ngài là sự thật và là chứng nhân của sự thật: “Tôi đến để làm chứng cho sự thật. Ai hâm mộ sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18,37). Ngài không bảo vệ sự thật bằng binh giáp quân đội, nhưng bằng cái chết trên thánh giá, minh chứng dù sự chết đi nữa, vẫn không bao giờ có thể thay đổi sự thật Thiên Chúa yêu thương những ai thuộc về Ngài đến cùng.
2. Thái độ của Ki-tô hữu trước sự thật Thiên Chúa yêu chúng ta
Vì vậy, nếu chúng ta Chúa Giê-su, yêu mến sự thật, yêu mến Hội Thánh là Thân Thể của Sự Thật, thì chúng ta phải đón nhận Ngài, dù gương mặt của Ngài hay thân thể của Ngài là Hội Thánh đang bị bầm dập vì những trận đòn tả tơi của những kẻ chối bỏ sự thật. Nếu chúng ta thuộc về Chúa Giê-su thì không phải để thương lượng theo Chúa một phần, mà là để theo Chúa toàn phần, theo Chúa đến cùng, dù việc theo Chúa đòi hỏi chấp nhận từ bỏ tội lỗi và thói hư tật xấu nơi chúng ta, đòi hỏi mỗi chúng ta lên tiếng bênh vực Chúa, bênh vực Hội Thánh và những tín hữu đang phục vụ Hội Thánh, đang phục vụ sự thật, dù phải chấp nhận những phiền toái, khó chịu, đau khổ và cả cuộc tử đạo như Chúa trên thánh giá nữa. Chúng ta không thể yêu cầu Chúa viết lại hay bỏ qua những đòi hỏi của Chúa; trái lại khi suy tôn và cúi xuống hôn kính thánh giá Chúa, chúng ta xin Chúa cho chúng ta nhận ra sự thật lớn lao là: Chúa đang yêu chúng ta đến cùng trên thánh giá và vâng nghe theo Chúa trọn đời.
Xin Chúa cho chúng con khi nghe bài thương khó, khi suy tôn thánh giá, khi cúi xuống đặt môi của chúng con trên thân thể Chúa, cho chúng con yêu Chúa thật lòng và nhận ra sự thật Chúa yêu chúng con đến cùng. Xin cho chúng con từ nay không bao giờ có thái độ hay ý nghĩ tìm cách làm hại Chúa và Giáo Hội hay những người đang phục vụ Sự Thật, nhưng luôn nỗ lực công bố sự thật trọng đại này cho mọi người và dùng đời sống của mình để bênh vực và minh chứng sự thật Chúa yêu chúng con đến cùng.
(Bài giảng lễ Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2017 của Cha Giuse Nguyễn Văn Thú, Quản xứ Thanh Đức Đà Nẵng, Trưởng Ban Loan Báo Tin Mừng Giáo phận, Cha giáo ĐCV Xuân Bích Huế)







Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

PHÓNG SỰ ẢNH:


ĐỨC TÂN GIÁM MỤC GP ĐÀ NẴNG GIUSE ĐẶNG ĐỨC NGÂN 
THĂM CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA GX THANH ĐỨC 
-----

             "... Đức cha Giuse đã muốn tiếp tục ý hướng gặp gỡ để có thêm những nhận thức và quan tâm mục vụ, đồng thời tăng thêm tình hiệp nhất giữa vị chủ chăn và đoàn chiên được giao phó. Đức Tân Giám mục Đà Nẵng thực hiện ý hướng này với một hoạt động mới là tiếp tục cuộc “khám phá” Giáo phận Đà Nẵng mà Ngài vừa lãnh nhận chăm sóc được tròn 10 ngày bằng cách thế rất nhân bản : “diện đối diện”, không phải là với từng cá nhân mà từng cộng đoàn, tuy có vẻ tình cờ nhưng cũng nằm trong chương trình của mình: viếng thăm các xứ đạo nội thành Đà Nẵng..." (Trích: "Tiếp nối những chuyến viếng thăm của Đức Tân Giám mục Giáo phận Đà Nẵng" tại trang www.giaophandanang.org)
          Với tinh thần trên, chiều nay Thứ Bảy, ngày 30/04/2016, Đức Tân Giám mục Đà Nẵng đã về thăm Giáo xứ Thanh Đức và chủ tế Thánh lễ Giới Trẻ lúc 17g00.


Từ lúc 16g30, cả Giáo xứ đã nô nức chờ đợi Đức Tân Giám mục Giáo phận xuất hiện, nhất là các bạn trong Ban Mục vụ Giới Trẻ, Hội đồng Mục vụ Giáo xứ và cả... Cha xứ nữa.

Ban Mục vụ Giới Trẻ được Đức Cha bắt tay chào thăm thật vui sướng quá !




Quý Tu sĩ nam nữ, Hội đồng Mục vụ Giáo xứ xếp hàng trước sân Nhà xứ chào đón Vị Cha Chung của Giáo phận
Đức Cha Giuse gặp gỡ thân tình Hội đồng Mục vụ Giáo xứ
Vị Đại diện HĐMVGX báo cáo tổng quát mọi sinh hoạt của Giáo xứ với Đức Cha Giuse. Đức Cha vui mừng vì sự lớn mạnh và nề nếp của Giáo xứ Thanh Đức trong thời gian qua từ ngày di cư vào Nam năm 1954 và sát nhập Thanh Bố - Đức Lợi thành Giáo xứ Thanh Đức.

Thánh lễ Giới Trẻ Thanh Đức do Đức Cha Giuse chủ tế lúc 17g00 chiều nay Thứ Bảy, 30/04/2016. Cùng đồng tế với ngài có Cha xứ Thanh Đức, Cha Thư ký TGM và Cha Quản lý Gp Đà Nẵng.


Bạn Trần Vương Ngọc Châu, Trưởng BMV Giới Trẻ đọc Bài đọc 1
Bạn Trần Ngọc Tín, Ca Trưởng CĐ Giới Trẻ, hát Đáp ca
Bạn Trần Xuân Kỳ phụ trách Phụng vụ Giới Trẻ đọc Bài đọc 2
Thầy Phó tế công bố Tin Mừng.



Đức Cha Giáo phận chia sẻ sau Tin Mừng.



Anh Ngô Hà, Cố vấn Giới Trẻ, đọc Lời nguyện Tín Hữu.




Cùng với các bạn Giới Trẻ, 

bà con giáo dân chiều nay tham dự Thánh lễ đông đúc và rất sốt sắng. 




Sau Lời nguyện hiệp Lễ, Cha Quản xứ Thanh Đức, dâng lên Đức Cha tâm tình cám tạ vì trong thời gian vừa nhận chức đến nay chưa được 3 tuần, Đức Cha đã dành thời gian quý báu đến thăm để khích lệ, để củng cố niềm tin và hiệp nhất cho Giáo xứ. Ngài kính chúc Đức Cha khôn ngoan, mạnh mẽ và can đảm để thực hiện chủ đề Mục vụ của Đức Cha trong cương vị Chủ chăn của Giáo phận: "Hiệp nhất, Gia đình và Truyền giáo". Cha xứ cũng nói lên tấm lòng yêu thương, vâng phục của Cộng đoàn Gx Thanh Đức đối với Vị Cha Chung của Giáo phận. Giáo xứ dâng tặng Đức Cha Giuse một bó hoa tươi thắm tượng trưng cho lòng biết ơn và niềm yêu mến của Cộng đoàn Giáo xứ đối với Vị Chủ Chăn của mình.


Đức Cha Giuse vui vẻ đáp từ... và đã không quên bày tỏ với Giáo xứ: 
"Xin anh chị em cầu nguyện nhiều cho cha"






 Để kết túc, xin mượn chính lời tạ ơn của Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân phát biểu trong Thánh lễ nhận chức Giám mục Chính Tòa Đà Năng (ngày 12/04/2016):
“...Con đường để chúng ta đến với muôn dân và mọi người có thể còn nhiều gian nan, thử thách, hoặc nhọc nhằn, nhưng không thiếu niềm vui và hạnh phúc mời gọi chúng ta cùng cậy trông vào Chúa là sức mạnh đỡ nâng, nhìn lên Mẹ Maria như hiền mẫu, để mỗi chúng ta luôn tín trung, đồng hành, tin yêu và hi vọng vào hành trang mà các Đấng tiền bối để lại cho giáo phận, chúng ta hãy mở rộng tấm lòng để đón nhận nhau, đón nhận mọi lối sống, ngôn ngữ, văn hóa, không phân biệt, cách chia. Xin quý Đức Cha, quý Cha, quý thày Phó tế, quý Tu sĩ nam nữ, chủng sinh, quý Ông bà anh chị em hãy cùng tôi bước đi: bước đến đón nhận Giám mục mới của anh chị em, bước đến với các Linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và Dân Chúa. Chúng ta hãy cùng đến với nhau, đến với đồng bào lương giáo, đến với mọi người xung quanh để sẻ chia tinh thần phục vụ yêu thương của Chúa Giêsu Kitô, để cùng xây dựng gia đình Giáo phận Đà Nẵng trong Đức Tin, Tình Mến, Phục vụ và là Niềm Hy vọng mới...
Nguyenhungdung


















Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

TRỞ LẠI CỒN SẺ (QUẢNG BÌNH)
"Mẹ ơi,
Hôm nay, 24 Tết, chúng con được trở lại Cồn Sẻ - một cồn đất và là một Giáo xứ, nơi mà những con người từ Cha xứ, Quý Ông Chức Việc đến những đồng bào chân chất mộc mạc... đã để lại cho chúng con nhiều kỷ niệm, nhiều thương yêu và lòng mến phục. Xin Mẹ đồng hành với chúng con, để mỗi việc chúng con làm đều đẹp lòng Chúa và làm vui lòng Mẹ..."




Đó là những dòng tôi đã viết trên Fb Thanh Đức Quê Choa vài phút trước lúc chúng tôi lên xe trực chỉ Quảng Bình.
Trời Thanh Đức hôm nay lạnh nhưng không mưa. Cho đến cuối đường hầm Haỉ Vân, chúng tôi đón nhận cái rét khá nặng giữa những hạt mưa phùn lây lất dưới bầu trời xám xịt.
Như hằng mơ ước, hôm nay chúng tôi về thăm lại Cồn Sẻ, nhưng không phải để "cứu trợ, cứu đói bởi bão tố, lũ lụt". Chúng tôi về thăm và tặng quà Tết cho 200 gia đình đang gặp rất nhiều khó khăn về vật chất tại Cồn Sẻ theo lời mời gọi của Cha Sở Cồn Sẻ và được sự đồng ý của Cha Quản xứ Thanh Đức.
Đập vào mắt chúng tôi khi đến Cồn Sẻ là chiếc cầu dẫn vào Nhà thờ mới được xây dựng kiên cố và khá đẹp, không còn là chiếc cầu tạm với những mảnh gỗ ghép loang lỗ nữa.



 http://tapviethangngay.blogspot.com/2013/10/cuu-tro-sau-con-bao-nari-con-se-con-nam.html

Cha sở và quý ông trong HĐMV Giáo xứ đón chúng tôi chân tình tại cửa Nhà xứ lúc 15h30, lúc này trời thật lạnh, nhiệt độ ở mức 16oC.
Theo sự sắp xếp của Cha Phêrô, anh em chúng tôi tiến hành ngay việc tặng quà cho bà con Lương Giáo ngay trước nhà xứ.
Lúc này nhiệt độ đã hạ xuống 12oC kèm theo những cơn gió rét buốt từ dòng sông Gianh thổi vào tứ phía.

















Nhìn những nụ cười thật tươi trên những khuôn mặt đã sạm màu bởi thời gian và những nỗi gian truân trần đời của bà con chiều nay, lòng chúng tôi bỗng ấm lại và trào dâng những yêu thương thân thiết khó diễn tả thành lời.









Sau khi dùng cơm tối với Cha xứ, chúng tôi được tham dự Thánh lễ "Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh" cùng với chừng 1.200 giáo dân (như Cha Sở cho biết).
Trước khi vào Thánh lễ, Cha Phêrô đã nói lên lòng biết ơn của Cha và toàn thể bà con Cồn Sẻ đối với Thiên Chúa, cách cụ thể với Cha xứ, Hội đồng Giáo xứ và giáo dân Thanh Đức ở trong và ngoài nước đã thương yêu giúp đỡ cho bà con Lương Giáo tại Cồn Sẻ hôm nay và cả những lần đã qua. Cha nói: "Quà tặng không hệ lụy nhiều hay ít, lớn hay bé. Nhưng quan trọng và trở thành giá trị khi cho đi đúng lúc và đúng nơi...".









Thánh lễ xong thì trời đã tối mịt, thời tiết trở nên lạnh và rét hơn. Chúng tôi lại cùng các vị phụ trách các Xóm Đạo đến thăm và tặng quà (kèm tiền mặt) cho một số gia đình gặp khó khăn hơn trong Giáo xứ.
Những căn nhà không cửa, những "căn phòng" không giường, những tấm chăn không ấm, những bữa tối không no,..., giữa mùa giá lạnh rét run kéo dài chưa biết lúc nào chấm dứt, thật xót xa và đau đớn cho đồng bào nước tôi...

                     


















"...Xin sai Thần Khí Chúa đến xức dầu thánh hiến mỗi người chúng con, để Năm Thánh Lòng Thương Xót này trở thành năm hồng ân của Chúa cho chúng con; và để Hội Thánh Chúa, với lòng hăng say mới, có thể mang Tin Mừng đến cho người nghèo, công bố sự tự do cho các tù nhân và những người bị áp bức, trả lại ánh sáng cho kẻ mù lòa..."
--------------------------
Những ngày cuối Đông năm Ất Mùi